Xe tải Chenglong là một trong những loại xe tải được rất nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn và tìm mua bởi hội tụ các đặc điểm vượt trội về công suất, khả năng vận chuyển, vận hành trên nhiều cung đường. Nhiều lái xe thậm chí còn lái xe tải Chenglong đi đường đèo. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số kinh nghiệm lái xe tải hãng Chenglong trên đường đèo, mời các bạn theo dõi!

chia-se-kinh-nghiem-lai-xe-tai-chenglong-duong-deo1

Chia sẻ kinh nghiệm lái xe tải đường đèo

Chia sẻ với xetaichenglong.com, một lái xe cho biết, với nhiều năm kinh nghiệm lái xe tải đường đèo dốc và cua nhiều, thậm chí có lần sơ suất bị rơi xuống mép đường, anh đã đúc rút được một số kinh nghiệm rất hữu ích khi lái xe tải đường đèo (bao gồm xe tải Chenglong, xe tải Howo, một số loại xe tải cỡ nhỏ khác…). Theo anh, để đi vào cua đẹp và an toàn, cần chú ý những điểm sau:

Trước hết về tư thế lái, khi lái xe tải đi đường đèo, tài xế nên chỉnh ghế ngồi cao lên một chút và thắt dây an toàn khi đi đường nhiều cua.Việc chỉnh độ cao của ghế lái và thắt dây an toàn vừa giúp tài xế có tầm nhìn tốt hơn, vừa đảm bảo không giật lắc khi cua gấp. Với thiết kế vô lăng gật gù, cùng với ghế lái có thể điểu chỉnh độ cao thấp tùy ý, xe tải Chenglong hoàn toàn đáp ứng được tiêu chí này.

Thứ hai, về cách cầm vô lăng, tùy theo thói quen của từng người, nhưng khi bước vào cung đường đèo, tốt nhất tài xế nên cầm cả hai tay: tay phải cầm vô-lăng phía ngoài, tay trái cầm vào trong VL (ở giữa) để dễ xoay và bấm còi.

Thứ ba là những cách xử lý khi đi đường đèo. Khi vào cua, cần phải giảm tốc độ (thả chân ga ra và đặt lên chân phanh) sẵn sàng phanh khi gặp xe ngược chiều. Theo tài xế này, cua thì có nhiều loại cua như cua quan sát được và không quan sát được. Cua liên tục, cua tay áo… thì tùy theo từng loại mà đi. Nhưng theo kinh nghiệm thì thứ nhất giảm ga. Thứ nhì bóp còi. Thứ ba mở cua. Thứ tư nhấp phanh (Tùy). Thứ 5 cắt cua.

co-nen-mua-xe-tai-3-chan-chenglong-khong1

Xe tải Chenglong đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn khi đi đường đèo

Theo kinh nghiệm của anh tài xế, đi đường đèo cua nhiều mà không cắt cua thì xe tải rất lắc và dễ bị trượt, nhất là cua trái. Bạn phải đi đúng phần đường và mở rộng cua, nên cắt cua nếu không có chướng ngại vật phía trước, cho xe dễ đi hơn và đỡ bị lắc.

Cua càng gấp càng phải ôm cua nhanh. Đi đường đèo thì xuống đèo bao giờ cũng nguy hiểm hơn. Nên bạn đi từ số 2 đến số 4, tùy theo tình trạng mặt đường và tầm quan sát. Nếu mới học lái xe đi đường đèo thì nên đi số 2 thôi. Số 3 và số 4 chỉ những người đã thạo lái và vào cua chuẩn.

Vậy xử lý thế nào nếu không may bị mất phanh? Khi xảy ra mất phanh nên chủ động cho bánh xe rơi xuống rãnh nước bên ta-luy đường. Trước đó bạn nên về số 4321 nếu có thể về số được. Xe tải chở hàng không nên đậu xe ở ta-luy âm vì có thể xảy ra lở đất, xe tải rơi xuống vực.

Trên đây là một số kinh nghiệm lái xe tải Chenglong nói riêng cũng như các loại xe tải khác nói chung khi đi đường đèo mà bạn có thể tham khảo để đảm bảo an toàn trên mỗi chuyến đi

Nguồn: https://xetaichenglong.com/